CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Name server là gì? Hướng dẫn cách đổi NameServer cho tên miền 2024

13:42 | 17/01/2024

Hẳn là trước đây bạn đã từng nghe đến thuật ngữ như Name Server hay DNS và một lần tự hỏi Name Server là gì hay nó có vai trò ra sao với một website. Nếu bạn không quá am hiểu về công nghệ và gặp khó khăn trong việc hiểu các thuật ngữ kỹ thuật thì bạn viết này dành cho bạn. Vinalink sẽ giải mã định nghĩa về Name Server một cách đơn giản nhất, mời bạn đón xem sau đây. 

 

Name Server là gì?

Name Server là một hệ thống mang chức năng tìm kiếm và trích xuất các địa chỉ IP từ các tên miền mà bạn đang muốn truy cập. 

Để giải thích một cách dễ hiểu hơn, mọi trang web đều có riêng một địa chỉ IP. Nếu ví các địa chỉ IP là những cuốn sách thì Name Server được coi như một thư viện hay kệ sách lưu giữ toàn bộ  địa chỉ IP tương ứng với mỗi tên miền. 

Căn cứ vào đó mỗi khi bạn gõ tên miền vào thanh tìm kiếm của trình duyệt để truy cập vào một trang web nào đó. Hệ thống Name Server sẽ lục tìm địa chỉ IP được lưu trữ trong thư viện tương ứng với tên miền để chuyển đổi và dẫn bạn đến website.

Name Server là gì?

Server là gì?

Server đóng vai trò như một siêu máy tính được thiết lập với cấu hình vượt trội nhằm xử lý tác vụ lưu trữ và cung cấp thông tin cho tổ chức, hay website phục vụ cho việc sử dụng dữ liệu của người dùng cùng server. 

DNS là gì?

Tương tự với Name Server, DNS là hệ thống phân cấp của các tên miền viết tắt cho Domain Name System. DNS đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truy vấn trên Internet và cũng có chức năng lưu trữ và trích xuất địa chỉ IP tuy nhiên DNS sẽ truy vấn dữ liệu theo trình tự cấp độ cao đến thấp cho đến khi tìm ra bản ghi DNS cần cung cấp cho bạn.

Name server in DNS hoạt động như thế nào?

Có thể thấy thời gian để bạn được dẫn đến một trang web chỉ trong tích tắc tuy nhiên bạn sẽ phải bất ngờ khi thấy quy trình hoạt động phía sau nó đấy. Ở phần này, Vinalink sẽ phân tích sâu hơn cho bạn về cách thức hoạt động của name server in DNS như sau:

Bước 1: Sau khi bạn nhập tên miền lên thanh tìm kiếm, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu trích xuất đến name server.

Bước 2: Name server nhận lệnh và bắt đầu tìm kiếm bản ghi DNS tương ứng với tên miền bạn đã nhập.

Bước 3: Bản ghi DNS sẽ trả kết quả về địa chỉ IP lại cho name server.

Bước 4: Name server thực hiện gửi địa chỉ IP đến trình duyệt.

Bước 5: Sau khi nhận địa chỉ IP, Trình duyệt trực tiếp kết nối với máy chủ web và tải trang web cho bạn.

Mô hình hoạt động của Name Sever trong DNS

 

Nếu bạn đang thắc mắc name server tìm bản ghi DNS như thế nào thì đầu tiên name server hay DNS sẽ tìm dữ liệu tại file hosts - nơi chịu trách nghiệm chuyển hostname thành địa chỉ IP. Nếu hệ thống không phát hiện dữ liệu, DNS sẽ tiếp tục với các bộ nhớ cache. Và cuối cùng nếu hệ thống vẫn không nhận về bất kì kết quả nào, DNS sẽ tự động báo lỗi. 

Bản ghi DNS so với Máy chủ tên

Bản ghi DNS là khối lượng data về địa chỉ IP cũng như các tên miền tương ứng được lưu trữ trên name server. Căn cứ theo cách thức hoạt động của name server, bản ghi DNS cung cấp cho name server địa chỉ IP phù hợp với yêu cầu truy cập của người dùng và gửi về trình duyệt web. Bạn có thể hiểu thế này, nếu bản ghi DNS là những cuốn sách trong thư viện thì name server đóng vai trò là người quản lý thư viện chịu trách nghiệm quản lý và cho bạn mượn cuốn sách bạn cần. 

Bản ghi DNS so với Máy chủ tên

Cách thiết lập Name server

Ngày nay, việc thiết lập name server đã dễ dàng hơn rất nhiều vì có sự hỗ trợ từ các dịch vụ chuyên cung cấp name server. Bạn có thể tham khảo những bên cung cấp name server uy tín như Open DNS, Cloudflare, Namecheap,...

Cách tra cứu Name Server trực tuyến Trang web của bạn

Nếu hiện tại bạn đang sử dụng name server được cung cấp bởi một công ty chuyên hỗ trợ thì bạn không cần quá bận tâm về name server. Tuy nhiên, Vinalink vẫn sẽ hướng dẫn cho bạn 2 cách tra cứu name server cực đơn giản phòng trường hợp cần tới. 

Cách 1: Sử dụng lệnh nslookup trên Windows PowerShell

Bước 1: Mở phần mềm PowerShell trên Windows

Bước 2: Nhập lệnh sau: nslookup -q ns “tên miền web của bạn”

Bước 3: Nhấn Enter.

Cách 2: Sử dụng công cụ mxtoolbox.com tra cứu name server 

Bước 1: Truy cập web mxtoolbox.com 

Bước 2: Chọn chế độ “DNS lookup”

Bước 3: Nhập tên miền bạn muốn tra cứu rồi bấm enter

Đặc điểm của Name Server là gì?

Có thể thấy name server giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động vận hành web, ở phần này Vinalink muốn giới thiệu tới bạn một số công dụng của name server trong quá trình vận hành web của nó.

Lưu trữ tên miền tương ứng với địa chỉ IP

Đây là công dụng không thể bàn cãi về sự vượt trội của máy tính so với con người. Sự thật là bạn không thể nhớ từng địa chỉ IP cho mỗi lần truy cập trang web tuy nhiên máy tính hay name server lại làm rất tốt điều này. Nó có thể chứa đựng hàng ngàn địa chỉ IP cùng tên miền kèm theo và trích xuất khi cần vô cùng nhanh chóng.  

Đặc điểm của Name Server là gì?

Chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP

Một sự thật chính là máy tính không thể hiểu được ngôn ngữ tìm kiếm hay liên kết trang như bạn nghĩ. Để dẫn bạn đến một liên kết nào đó đòi hỏi name server phải đóng vai trò như “người phiên dịch” tìm kiếm và chuyển đổi tên miền thành các địa chỉ IP tương ứng trong kho lưu trữ. Điều tuyệt vời là dù bao gồm nhiều bước luân chuyển nhưng thời gian để bạn được dẫn đến một trang web chỉ diễn ra trong tíc tắc. 

Thời gian truy cập thông tin lên đến 8 tiếng

Thời gian cập nhật thông tin giữa các server phụ thuộc vào số lượng name server cũng như tình trạng mạng của máy chủ. 

Đối với các tên miền có đuôi .COM và .NET, thời gian cập nhật thông tin giữa các name server tối đa là 8 tiếng. Tức có nghĩa mỗi khi bạn cập nhật hay thay đổi thông tin trên name server của tên miền .COM hoặc .NET thì các name server khác sẽ truy cập được thông tin mới trong 8 tiếng tiếp theo.

Đối với các tên miền khác, thời gian cập nhật thông tin giữa các name server có thể lên đến 48 tiếng.

Cách thay đổi NameServer cho tên miền

Tại sao phải thay đổi NameServer cho tên miền?

Chuyển tên miền sang nhà cung cấp mới: Khi bạn mua tên miền từ một công ty, họ sẽ cung cấp cho bạn một bộ name server. Do đó nếu muốn chuyển tên miền sang một nhà cung cấp khác thì cũng phải thay đổi cả name server.

Cải thiện hiệu suất và tính khả dụng của website: Các nhà cung cấp name server sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn các tính năng và dịch vụ tiên tiến giúp cải thiện hiệu suất website. Nếu bạn đang gặp vấn đề với hiệu suất hay tính khả dụng của website, bạn nên cân nhắc thay đổi name server bởi một bên cung cấp khác.

Tăng cường bảo mật: Website và tài nguyên trong website là tài sản quan trọng với mỗi doanh nghiệp, vì thế tính năng bảo mật cần được nâng cao để bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công lạ mặt. Ngoài ra, việc nâng cao bảo mật cũng củng cố đường truyền hiệu quả hơn cho khách hàng của bạn.

HTML là gì? Tổng quan về HTML 2024
Lỗi 401 là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 401

Các bước thay đổi NameServer cho tên miền

Bước 1: Truy cập vào trang quản trị tên miền và mua tên miền tương ứng

Đăng nhập và mua tên miền tại nhà cung cấp Hosting cần thay đổi

Một số nhà cung cấp Hosting uy tín tại Việt Nam
 

Bước 2: Lấy thông tin NameServer

Dưới đây là hai cách để lấy thông tin NameServer

Cách 1: Lấy thông tin từ Email

Thông tin về name server thông thường sẽ được gửi qua email của người dùng ngay khi đăng ký và mua tên miền. Ngoài ra, người dùng cũng có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp name server của mình để nhận thông tin. 

Cách 2: Sử dụng thông tin từ tài khoản Hosting

Người dùng có thể tự tìm kiếm thông tin bằng cách truy cập tài khoản Hosting của mình và thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Truy cập Hosting 

Bước 2: Đăng nhập Control panel -> Details -> NameServer Details. 

Tên công ty Hosting sẽ được hiển thị dưới dạng ns1.companyname.com, ns2.companyname.com,...

Bước 3: Đổi tên NameServer

Thông thường, mỗi nhà quản lý Hosting sẽ có những cách đổi tên miền khác nhau, nhưng quy trình cơ bản cũng không mấy khác biệt:

 
  • Đăng nhập vào trang quản trị tên miền ở Bước 1, sau đó đến Domain -> All Domain -> Set Name Server.
  • Một form đăng ký sẽ hiện lên, tùy theo từng nhà cung cấp mà sẽ có những khái niệm như:
    • NameServer #1 / Nameserver chính
    • NameServer #2 /Secondary Name Server
  • Nhập thông tin về công ty Hosting đã lấy ở bước 2 vào form theo thứ tự:
    • NameServer đầu tiên tương ứng với ns1
    • NameServer thứ 2 tương ứng với ns2

Mỗi tên miền thường có ít nhất 2 Name Server liên kết với chúng. Trong trường hợp có quá nhiều chỗ điền trong khi số lượng Name Server mà người dùng có ít hơn, người dùng có thể để trống những dòng sau đó. 

Trong trường hợp bạn không tìm thấy được thông tin Name Server, thì có thể truy cập mục “help” hoặc “FAQ” trên website của nhà cung cấp để tìm kiếm hoặc liên hệ trực tiếp đến nhà cung cấp để tìm hiểu thông tin.

Bước 4: Đợi quá trình thay đổi NameServers hoàn tất. 

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, sau thời gian khoản 2 tiếng đến 2 ngày thì sẽ chính thức sử dụng được tên miền mới. 

Trên đây, Vinalink đã tổng hợp một số thông tin cần biết về NameServer cũng như giải nghĩa name server là gì? Hi vọng rằng với những chia sẻ từ Cẩm nang SEO trên sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, từ đó giúp cho việc quản lý trang web của mình trở nên hiệu quả, năng suất hơn.

Call Zalo Messenger