CẨM NANG  Cẩm nang về chiến lược

IMC là gì trong Marketing? Các Công Cụ Chính Của Chiến Lược IMC

04:25 | 20/04/2024
Chiến lược IMC là chìa khóa để tối ưu hóa hiệu quả marketing, nâng cao nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số. Bài viết này từ Vinalink sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về IMC, vai trò của nó và các công cụ của chiến lược này. Cùng đọc bài nhé!

IMC là gì?

IMC (Integrated Marketing Communication), hay còn gọi là Truyền Thông Marketing Tích Hợp, là một chiến lược marketing toàn diện phối hợp nhiều công cụ truyền thông khác nhau một cách nhất quán để truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu.

IMC là gì

Vai Trò Của Truyền Thông Marketing Tích Hợp (IMC)

Khi áp dụng IMC trong chiến lược, doanh nghiệp có thể tiếp cận những lợi ích to lớn sau: 
  • Đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong các hoạt động marketing của doanh nghiệp: Nó giúp doanh nghiệp tạo ra thông điệp nhất quán trên mọi kênh truyền thông, từ đó nâng cao nhận thức và ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
  • Tối ưu hiệu quả của từng công cụ marketing, tránh lãng phí nguồn lực và tăng hiệu quả chi phí: Nhờ sự phối hợp và kết hợp chặt chẽ giữa các kênh truyền thông, IMC khuếch đại thông điệp và tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
  • Cung cấp cho khách hàng trải nghiệm liền mạch và nhất quán trên mọi hành trình mua hàng: Doanh nghiệp có thể cung cấp nội dung chất lượng, hình ảnh thu hút và thông tin chi tiết về sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giải đáp mọi thắc mắc của họ.
  • Tạo sự khác biệt và nổi bật so với đối thủ cạnh tranh: Xây dựng một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín và đáng tin cậy là vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng và mở rộng thị phần. Qua việc tích hợp IMC, doanh nghiệp cung cấp thông tin rõ ràng và cam kết về chất lượng, từ đó tạo được niềm tin và lợi thế cạnh tranh.

Các Công Cụ Chính Của Chiến Lược IMC Áp Dụng Cho Marketing 

Để triển khai IMC hiệu quả, doanh nghiệp cần phối hợp nhuần nhuyễn các công cụ sau:

Advertising (Quảng cáo)

Hình thức truyền thông trả phí nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Loại hình này có ưu điểm:
  • Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu rộng rãi.
  • Tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng lớn.

Advertising (Quảng cáo) trong IMC

Direct Marketing (Tiếp Thị Trực Tiếp)

Phương thức quảng cáo trực tiếp từ doanh nghiệp, không qua trung gian nhằm mục tiêu:
  • Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
  • Thuyết phục khách hàng.
Một số hình thức phổ biến của Direct Marketing bao gồm: SMS, email marketing, bán hàng trực tiếp,…

Sales/Promotions (Chương Trình Khuyến Mãi/ Ưu Đãi)

Là phương pháp sử dụng lợi ích bằng vật chất để kích thích mua hàng, chẳng hạn như: giảm giá, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng,... Đây là phường thức được sử dụng rộng rãi trong thời đại kinh tế thị trường.

PR – Public Relations (Quan Hệ Công Chúng)

  • Mục tiêu: Nâng cao sự tương tác, xây dựng và phát triển mối quan hệ tích cực với các đối tác, cộng đồng.
  • Hình thức phổ biến:
- Thông cáo báo chí.
- Tổ chức sự kiện.
- Bài viết trên các trang báo điện tử uy tín.
  • Ưu điểm:
- Mức độ tin cậy cao.
- Khách hàng tin tưởng vào nguồn thông tin trung lập.

PR – Public Relations (Quan Hệ Công Chúng) trong IMC

Personal Selling (Bán Hàng Cá Nhân)

Hình thức bán hàng bằng tương tác trực tiếp giữa người với người, thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • Ứng dụng qua các nền tảng: Website, App mobile.
  • Ưu điểm: Giúp khách hàng hiểu rõ dự án của doanh nghiệp.

Một số ví dụ thực tế về chiến lược IMC

Sau đây là một số ví dụ thực tế về chiến dịch IMC để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của nó:

1. Always #LikeAGirl

  • Bối cảnh: Các nghiên cứu chỉ ra sự giảm tự tin của các cô gái khi đến tuổi dậy thì.
  • Mục tiêu: Khôi phục lòng tự tin của các cô gái thông qua việc thay đổi quan điểm.
  • Chiến dịch: Video truyền cảm hứng với nội dung về sự khác biệt giữa cách nhìn nhận của các cô gái trẻ và lớn tuổi về bản thân. Video được phát trên nhiều kênh (TV, in, mạng xã hội) với thông điệp #LikeAGirl. 
  • Kết quả: Video nhận được 8 giải thưởng danh giá, có hơn 65 triệu lượt xem trên YouTube, tạo ra sự lan tỏa về thông điệp tích cực #LikeAGirl.

2. Domino's AnyWare

  • Bối cảnh: Nhu cầu của khách hàng muốn đặt hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
  • Mục tiêu: Tạo ra một hệ thống đặt hàng đa nền tảng để giải quyết vấn đề đặt hàng pizza một cách dễ dàng.
  • Chiến dịch: Phát triển các phương tiện đặt hàng trên các nền tảng khác nhau như Twitter, đồng hồ thông minh, tin nhắn và TV thông minh.
  • Kết quả: Thu hút hơn 2 triệu lượt hiển thị trên phương tiện truyền thông xã hội và tăng đáng kể số lượng đơn đặt hàng qua thiết bị kỹ thuật số.

Chiến lước IMC Domino's AnyWare

Chiến dịch IMC Domino's AnyWare

3. GoPro: Be a Hero

  • Bối cảnh: Niềm yêu thích của người tiêu dùng về việc ghi lại các trải nghiệm phiêu lưu và thể thao.
  • Mục tiêu: Thúc đẩy việc sử dụng máy quay GoPro để ghi lại các trải nghiệm cá nhân.
  • Chiến dịch: Video truyền động lực trên nhiều kênh (tạp chí, bảng quảng cáo, cửa hàng, online) với thông điệp "Be a Hero", truyền cảm hứng cho mọi người sống một cuộc sống trọn vẹn và chia sẻ trải nghiệm của họ.
  • Kết quả: Nâng cao nhận thức về thương hiệu GoPro, về việc sử dụng GoPro để ghi lại cuộc sống hàng ngày. Chiến dịch cũng truyền tải thông điệp ý nghĩa "heroes are all around us".

Tổng kết

Chiến lược IMC là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng. Việc kết hợp hài hòa các phương tiện truyền thông khác sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực và tăng lợi nhuận.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín để triển khai IMC cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với Vinalink! Chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín với hơn 20 năm kinh nghiệm triển khai thành công các chiến dịch IMC cho nhiều doanh nghiệp thuộc đa dạng ngành nghề, giúp họ đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. Vinalink cam kết sẽ mang đến cho bạn những giải pháp IMC hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững.

Call Zalo Messenger